Nên chọn Khối A hay D? Lựa chọn này sẽ rất phù hợp với bạn
Việc chọn khối thi không chỉ quyết định ngành học mà còn ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp sau này. Giữa khối A thiên về tư duy logic, phù hợp với các ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và khối D mang tính linh hoạt, mở rộng cơ hội trong lĩnh vực ngôn ngữ, truyền thông, kinh doanh – nhiều người cảm thấy bối rối khi phải đưa ra lựa chọn. Vậy đâu là lý do khiến câu hỏi “Nên chọn khối A hay D?” luôn được đặt ra? Hãy đi sâu vào từng khối để dễ dàng đưa ra quyết định hơn nhé.
Mục lục
1. Vì sao nhiều người hay hỏi nên chọn khối A hay D?
Lý do nhiều người hay phân vân nên chọn khối A hay D mà không phải các khối khác là vì phạm vi ứng dụng của chúng rất rộng. Điều này mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn về ngành học cũng như nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, các khối như B (Toán, Hóa, Sinh), C (Văn, Sử, Địa) hay các khối năng khiếu như H, V thường chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định.

Ví dụ, khối B chủ yếu dành cho ngành y dược, công nghệ sinh học; khối C phù hợp với những ngành về báo chí, luật, khoa học xã hội; còn các khối năng khiếu thường dành cho mỹ thuật, kiến trúc. Do đó, so với A và D, những khối này có phần ít phổ biến hơn, và số lượng ngành học cũng không đa dạng bằng.
Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, các ngành thuộc khối A và D thường có nhu cầu tuyển dụng cao và cơ hội thăng tiến tốt. Công nghệ, kỹ thuật (khối A) đang phát triển mạnh nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong khi các ngành liên quan đến kinh tế, truyền thông, ngoại ngữ (khối D) lại ngày càng quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
. Chính vì vậy, nhiều thí sinh có xu hướng phân vân nên chọn khối A hay D hơn là các khối khác, bởi đây là hai khối mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
2. Những đặc điểm khác nhau giữa người học khối A và D

Người học khối A và khối D có nhiều điểm khác biệt về tư duy, phong cách học tập, kỹ năng cũng như tính cách. Những đặc điểm này xuất phát từ sự khác nhau giữa các môn học và cách tiếp cận kiến thức của mỗi khối. Nếu bạn còn phân vân nên chọn khối A hay D thì hãy thử tìm hiểu những điểm khác nhau dưới đây, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
2.1. Tư duy và cách tiếp cận vấn đề
Người học khối A có tư duy logic, khoa học và hệ thống. Họ thường tiếp cận vấn đề theo hướng phân tích, sử dụng số liệu và công thức để tìm ra câu trả lời chính xác. Các môn Toán, Lý, Hóa rèn luyện cho họ khả năng suy luận chặt chẽ, ít dựa vào cảm tính mà thiên về những nguyên tắc cố định.
Người học khối D lại có tư duy linh hoạt, sáng tạo và giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ. Họ không chỉ tìm kiếm một đáp án chính xác mà còn chú trọng đến cách trình bày, diễn đạt vấn đề. Với sự kết hợp giữa Toán, Văn và Ngoại ngữ, họ thường tư duy đa chiều, có khả năng liên hệ thực tế tốt
2.2. Phong cách học tập
Người học khối A thích học theo quy trình rõ ràng, có công thức cụ thể và cách giải quyết vấn đề logic. Họ thường tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng tính toán, làm bài tập nhiều để nâng cao độ chính xác và phản xạ nhanh.
Người học khối D học theo hướng ghi nhớ ý chính, tư duy mở và khả năng sáng tạo. Họ không chỉ tiếp thu kiến thức qua sách vở mà còn qua giao tiếp, thảo luận và thực hành.
2.3. Kỹ năng nổi bật
Người học khối A có thế mạnh về phân tích, tính toán, suy luận logic. Họ giỏi trong việc xử lý số liệu, làm việc với các mô hình toán học, suy nghĩ theo trình tự hợp lý và chính xác.
Người học khối D lại nổi bật với khả năng diễn đạt, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Họ giỏi trong việc viết lách, lập luận, tư duy phản biện và khả năng tiếp thu, sử dụng ngoại ngữ.
2.4. Khả năng xử lý thông tin
Người học khối A có xu hướng xử lý thông tin theo trình tự, từng bước một để đảm bảo tính chính xác. Họ thích làm việc với dữ kiện cụ thể, số liệu rõ ràng và ít khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc.
Người học khối D tiếp thu thông tin theo hướng tổng quát trước, sau đó mới phân tích chi tiết. Họ có khả năng liên kết giữa các lĩnh vực, diễn đạt thông tin theo nhiều cách khác nhau và nhạy bén với bối cảnh, hoàn cảnh xung quanh.
Để biết được là mình nên chọn khối A hay D hãy thử nhìn nhận xem mình tương thích với nhóm nào hơn. Đây không phải yếu tố để quyết định khối thi nhưng cũng là cơ sở để mọi người phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp.
3. Định hướng ngành học cho các bạn theo khối A
Đừng chỉ dừng lại ở việc phân vân không biết nên chọn khối A hay D, rồi cuối cùng chọn đại 1 khối. Thay vào đó, hãy nhìn nhận và đánh giá thật kỹ định hướng các ngành của từng khối thi.

Khối A mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp nhờ thế mạnh về tư duy logic, phân tích và tính toán. Trước hết, nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích máy móc, công nghệ và khoa học ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu nhân lực công nghệ ngày càng tăng. Với nhóm ngành Kinh tế – Quản trị sẽ rất phù hợp với những ai phát huy khả năng tính toán và tư duy chiến lược trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kế toán hay quản trị kinh doanh.
Nếu yêu thích nghiên cứu và phát triển các giải pháp khoa học, nhóm ngành Khoa học – Kỹ thuật ứng dụng sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Ngoài ra, những ai quan tâm đến an ninh, quốc phòng có thể theo đuổi nhóm ngành An ninh – Quốc phòng, nơi đòi hỏi tư duy sắc bén và kỹ năng phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực như an ninh mạng hay kỹ thuật quân sự.
Ngoài ra, nhóm ngành Giao thông – Hàng không cũng rất tiềm năng, phù hợp với những bạn đam mê thiết kế, vận hành hệ thống kỹ thuật phức tạp trong ngành hàng không, kỹ thuật ô tô hay cầu đường. Nhìn chung, việc lựa chọn ngành học nên dựa trên sở thích, năng lực cá nhân và xu hướng thị trường để đảm bảo một con đường sự nghiệp vững chắc và phù hợp trong tương lai.
4. Định hướng ngành học cho các bạn theo khối D
Khối D bao gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, giúp người học phát triển tư duy logic, khả năng diễn đạt và kỹ năng ngôn ngữ. Các nhóm ngành dành cho khối D thường tập trung vào lĩnh vực kinh tế, quản lý, truyền thông và ngôn ngữ. Nhóm ngành Kinh tế – Quản trị là một trong những lựa chọn phổ biến, phù hợp với những bạn có tư duy tính toán, khả năng phân tích thị trường, bao gồm các ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng hay Marketing.

Nhóm ngành Ngôn ngữ – Quan hệ quốc tế thì sẽ phù hợp với những bạn có thế mạnh về ngoại ngữ và đam mê khám phá các nền văn hóa, với các ngành như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật hay Quan hệ quốc tế.
Nếu yêu thích công việc sáng tạo và giao tiếp, nhóm ngành Truyền thông – Báo chí sẽ là lựa chọn lý tưởng, mở ra cơ hội trong các lĩnh vực như Báo chí, Quan hệ công chúng (PR), Truyền thông đa phương tiện và Quảng cáo. Ngoài ra, những bạn có khả năng phân tích, lập luận chặt chẽ có thể theo đuổi nhóm ngành Luật – Hành chính công, bao gồm Luật Kinh tế, Luật Quốc tế và Quản lý nhà nước.
Cuối cùng là nhóm ngành Sư phạm – Khoa học Xã hội dành cho những ai yêu thích giảng dạy, nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh vực xã hội, với các ngành như Sư phạm Ngoại ngữ, Tâm lý học và Xã hội học. Nhìn chung, khối D mang đến nhiều lựa chọn ngành học đa dạng, giúp người học phát huy tối đa khả năng tư duy, giao tiếp.
Vừa rồi là những giải đáp của dttx.hcct.edu.vn cho câu hỏi “nên chọn khối A hay D” để các bạn có thêm nhiều góc nhìn về vấn đề này hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.